Việt Nam: Chính Sách Cây Tre, Trên Đe Dưới Búa?
Cả gần một năm nay, cả nước Việt Nam và hàng triệu người Việt lưu vong ở hải ngoại xôn xao chuẩn bị cho ngày kỷ niệm 50 năm, ngày 30 tháng 4, 1975. Thêm vào đó là sự đắc cử của tổng thống Donald Trump với sự thay đổi chính sách đối ngoại, kinh tế, và quân sự trên toàn thế giới mà trong đó Trung Quốc là một quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất về chính sách thuế má nhập cảng và xuất cảng, sự tranh chấp về chủ quyền ở biển Đông giữa các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc có tầm ảnh hưởng đến Hoa Kỳ, và chuyến viếng thăm của chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình với tổng bí thư Việt Nam Tố Lâm ở Hà Nội.
Việt Nam và Trung Quốc có những sự kiện lịch sử liên hệ từ bốn, năm ngàn năm trước khi Việt Nam chỉ là một tỉnh nhỏ bé ở cực Nam Trung Quốc. Nước An Nam đã tách ra, tự trị, bành trướng về phía Nam. An Nam đã trải qua thời kỳ bị Trung Quốc đô hộ cả ngàn năm. Tuy nhiên cái lý tưởng độc lập và không muốn bị đồng hóa đã phát sinh từ đó. Để đổi lấy sự tồn tại và độc lập, Việt Nam đã triều cống, dâng hiến vàng bạc, châu báu, của cải cho Trung Quốc như một mẫu quốc cả ngàn năm. Có những cuộc xâm lăng của Trung Quốc qua bao triều đại, nhưng với tinh thần bất khuất, Việt Nam đã đánh trả và giữ được sự độc lập cho đến hôm nay. Không ít thì nhiều, một số người Việt, vẫn có chút ít dòng máu Tầu trong người. Tuy nhiên họ vẫn tự nhận mình là người Việt Nam.
Sau thế chiến thứ hai, đảng Cộng Sản Việt Nam nhận được rất nhiều sự giúp đỡ về tài chính, vũ khí và nhân lực của đảng Cộng Sản Trung Quốc để chống lại thực dân Pháp, giành lại độc lập. Và để tiếp tục bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản ở Đông Nam Á trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đã tiếp tục nhận được thêm rất nhiều sự giúp đỡ, viện trợ tương tự khổng lồ từ Trung Cộng và cũng từ đảng Cộng Sản Liên Xô và cho đến năm 1975.
Mặc dù là đồng minh theo đuổi chủ nghĩa cộng sản, nhưng Liên Xô và Trung cộng vẫn có những mối hiềm khích về biên giới rất lâu trong lịch sử. Sự hiềm khích này trở nên rõ rệt khi Trung cộng bắt tay với Hoa Kỳ năm 1972 và chấm dứt chính sách bành trướng cộng sản ở Đông Nam Á. Việt Nam đã khôn khéo lợi dụng sự hiềm khích này và ký những Hiệp ước liên minh với cả hai nước đàn anh trong chính sách đối ngoại, kể cả khi bị bắt buộc phải lựa chọn một trong hai quốc gia đàn anh để sống còn trong những chủ trương, thay đổi nhất thời. Cuộc chiến tranh Việt-Trung năm 1979 đã chứng minh điều này khi Trung Quốc không dám đánh thẳng vào Hà Nội vì sợ Liên Xô can thiệp.
Đối với Hoa Kỳ, mặc dù trong chiến tranh Việt Nam, Bắc Việt tuyên truyền Hoa Kỳ như một đế quốc với khẩu hiệu chống Mỹ cứu nước, nhưng thật sự đó chỉ là một hình thức tuyên truyền che đậy, mị dân để bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản ở vùng Đông Nam Á dưới sự lãnh đạo của Trung Cộng và Liên Xô. Tuy nhiên sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, với chính sách đổi mới của Trung cộng và sự toàn cầu hóa về kinh tế của Hoa Kỳ và các nước phương Tây đã giúp cho Trung cộng phát triển về kinh tế, cùng và sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản ở Đông âu và sự tan rã của Liên bang Xô Viết, khối Cộng Sản thế giới đã biết chủ nghĩa cộng sản đã lỗi thời và không thật, trong đó có Việt Nam. Việt Nam đã biết thừa rằng Hoa Kỳ là một quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới về quân sự kinh tế và là một quốc gia nên kết bạn và thân thiện hoá.
Để bảo vệ quyền lợi và sự sống còn, đảng Cộng Sản Việt Nam theo thời cuộc đổi thay đã theo rập khuôn mẫu của đảng Cộng Sản Trung Quốc hay Nga trong những chính sách về kinh tế, đối nội hay đối ngoại. Chẳng hạn như thâu tóm quyền lực, độc tài, đảng trị như Tập Cận Bình hay tổng thống Nga Putin, chia cắt tài nguyên quốc gia cho những tập đoàn thân đảng, tạo nên một thể chế mới, gọi là Tư Bản Đỏ. Việt Nam xem Nga và Trung Quốc như là một kiểu mẫu để thi hành chính sách. Trong thời kỳ Trung Quốc phát triển kinh tế nhờ vào chính sách kinh tế toàn cầu của Hoa Kỳ và các nước phương tây thì Việt Nam cũng đã bắt chước và lợi dụng cơ hội ấy như Trung Quốc, cộng thêm nguồn tài chính khổng lồ từ những người Việt lưu vong thành công ở hải ngoại trong lĩnh vực du lịch và tiêu thụ.
Nhưng khi Trung Quốc đang phải đối đầu với sự cô lập hoá của Hoa Kỳ về kinh tế thì Việt Nam sẽ phải làm gì để sống còn? Lợi dụng cơ hội để trở thành đối tác chiến lược cao cấp nhất với Hoa Kỳ để trục lợi?
Nhìn vào chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì Việt Nam đã biết rằng đối với người Hoa Kỳ, họ không có bạn, họ chỉ có quyền lợi. Với nền chính trị dân chủ, sự thay đổi đường lối chính sách đối nội và đối ngoại của Hoa Kỳ là 4 năm thì không có một cái gì chắc chắn cho đồng minh mà chỉ là quyền lợi và sự bảo đảm kinh tế an ninh cho chính người Hoa Kỳ. Chính quyền Việt Nam đã biết được điều ấy qua những sự tham chiến của Hoa Kỳ ở Việt Nam, Iraq, Afghanistan, và gần đây nhất là Ukraine. Nhìn vào nước Nga hiện tại đang sa lầy trong chiến tranh với Ukraine, đang cần sự giúp đỡ về tài chính, kinh tế, và ngay cả vũ khí và quân đội từ Trung Quốc, thì rõ ràng nước Nga không phải là một đồng minh hùng mạnh để bảo vệ Việt Nam như trước kia nữa.
Đứng trước một sự đe dọa và áp lực về quân sự và kinh tế của một nước Trung Quốc, nằm sát biên giới, một Hoa Kỳ xa xôi, một nước Nga kiệt quệ kinh tế sa lầy trong chiến tranh của chính họ, có lẽ Việt Nam không còn cách nào khác hơn là phải tỏ ra thân mật và trung thành với Trung Quốc. Sự viếng thăm Việt Nam của chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình với tổng bí thư Việt Nam Tố Lâm gần đây, với hàng chục dự án kinh tế khổng lồ được ký đúng vào thời điểm như một lời răn đe, thị uy, và xác nhận của cả hai chính phủ Trung Quốc và Việt Nam đối với thế giới. Đó là lý do chính yếu tại sao Hoa Kỳ đã quyết định không tham gia vào ngày lễ 30 tháng Tư. Nhưng làm thế nào để Việt Nam chấp nhận Trung Quốc trong một quốc gia mà hầu hết dân chúng đều thù ghét Trung Quốc sau chiến tranh biên giới 1979? Đối với một quốc gia độc tài, đảng trị vá có tệ nạn tham nhũng cao nhất thế giới, thì việc áp mua chuộc chính quyền, áp đặt chính sách, và bịt miệng những kẻ chống đối không lấy gì khó khăn lắm.
Để chào mừng 50 năm ngày thống nhất và hòa bình, tại sao Việt Nam lại tổ chức diễu binh và biểu dương sức mạnh quân sự rầm rộ đến như thế ? Trong khi tất cả các nước phát triển đang chú tâm vào kinh tế thì Việt Nam vẫn bỏ ra một ngân sách quốc gia khổng lồ về quân sự và công an? Đâu là nguồn đe dọa cho Việt Nam? Tại sao Việt Nam lại đặt hàng mua máy bay, tàu chiến, và vũ khí hiện đại nhất của thế giới phương Tây, Hoa Kỳ trong thời điểm này? Phải chăng sự tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông nói riêng, và biên giới Việt-Trung vẫn là mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc mà Việt Nam phải đối phó và chuẩn bị?
Có lẽ Việt Nam cũng muốn biểu dương quân sự nhắm vào Trung Quốc để cho họ biết rằng Việt Nam sẽ sẵn sàng hy sinh và chiến đấu cho sự thống nhất và độc lập nếu cần. Và để khỏi làm mất mặt Trung Quốc, Việt Nam cũng đã mời quân đội Trung Quốc tham gia diễu hành cùng các nước Campuchia và Lào như là một hình thức để bày tỏ sự đoàn kết của Đảng cộng sản. Tuy nhiên nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục bành trướng quyền lực ở biển Đông và dồn ép Việt Nam đến một thế đường cùng, thì với chính sách cây tre, Việt Nam vẫn có thể quay qua hợp tác với Hoa Kỳ hoặc Nga để chống lại Trung Quốc.
Đó là “Chính sách cây tre, trên đe dưới búa”.
Frank Thanh Nguyen
============= English Version ========================
Viet Nam: Bamboo diplomacy, between the anvil and the hammer.
For almost a year now, the entire nation of Vietnam and millions of overseas Vietnamese have been bustling with preparations for the 50th anniversary of April 30, 1975. Adding to this is the election of President Donald Trump with his shifting foreign, economic, and military policies worldwide, in which China is one of the nations most affected by import and export tariffs. The sovereignty disputes in the South China Sea between Southeast Asian nations and China have an impact on the United States, as does the visit of Chinese President Xi Jinping to Vietnamese General Secretary Tô Lâm in Hanoi.
Vietnam and China have historical ties stretching back four to five thousand years, when Vietnam was merely a small province in the far south of China. The kingdom of An Nam separated, became autonomous, and expanded southward. An Nam experienced a thousand years of Chinese domination. However, the ideal of independence and a desire to avoid assimilation arose from that period. In exchange for survival and independence, Vietnam paid tribute, offering gold, silver, jewels, and wealth to China as its mother country for a thousand years. There were invasions by China throughout various dynasties, but with an indomitable spirit, Vietnam fought back and maintained its independence until today. To a greater or lesser extent, some Vietnamese still have a trace of Chinese blood. However, they still identify themselves as Vietnamese.
After World War II, the Communist Party of Vietnam received significant financial, arms, and military resources assistance from the Communist Party of China to fight against the French colonialists and regain independence. And to continue the expansion of communism in Southeast Asia during the Cold War, the Communist Party of Vietnam also continued to receive enormous similar aid and assistance from Communist China, as well as from the Communist Party of the Soviet Union, until 1975.
Despite being allies pursuing communism, the Soviet Union and Communist China still had long-standing border disputes in history. This animosity became apparent when Communist China aligned with the United States in 1972 and ended its policy of communist expansion in Southeast Asia. Vietnam skillfully exploited this animosity and signed alliance treaties with both China and Soviet Union in its foreign policy, even when forced to choose one of the two to survive amidst temporary doctrines and changes. The Sino-Vietnamese War of 1979 proved this when China did not dare to attack Hanoi directly for fear of Soviet intervention.
Regarding the United States, although during the Vietnam War, North Vietnam propagated the United States as an imperialist power with the slogan "Resist America, Save the Nation," in reality, this was merely a form of propaganda to deceive the people and expand communism in Southeast Asia under the leadership of Communist China and the Soviet Union. However, after the end of the Vietnam War, with China's reform policy and the economic globalization of the United States and Western countries, which helped China's economic development, along with the collapse of communism in Eastern Europe and the disintegration of the Soviet Union, the global communist bloc realized that communism was outdated and unreal, including Vietnam. Vietnam fully understood that the United States was the most powerful nation in the world militarily and economically and was a nation to befriend and cultivate friendly relations with.
To protect its interests and survival, the Communist Party of Vietnam, following the changing times, has patterned its economic, domestic, and foreign policies after the Communist Parties of China or Russia. For example, consolidating power, dictatorship, and party rule like Xi Jinping or Russian President Putin, dividing national resources among party-affiliated corporations, creating a new regime called Red Capitalism. Vietnam views Russia and China as models for implementing policies. During the period when China's economy developed thanks to the global economic policies of the United States and Western countries, Vietnam also imitated and took advantage of that opportunity like China, in addition to the enormous financial resources from successful overseas Vietnamese in the tourism and consumption sectors.
But as China faces isolation from the United States economically, what will Vietnam have to do to survive? Will it seize the opportunity to become the highest-level strategic partner with the United States for its own benefit?
Looking at the foreign policy of the United States towards the world in general and Vietnam in particular, Vietnam has realized that for the Americans, they have no friends, only interests. With a democratic political system, the changes in domestic and foreign policy of the United States every four years mean there is nothing certain for allies, only the interests and economic and security guarantees for the Americans themselves. The Vietnamese government has understood this through the US involvement in Vietnam, Iraq, Afghanistan, and most recently Ukraine. Looking at Russia, currently mired in war with Ukraine and in need of financial, economic, and even arms and military assistance from China, it is clear that Russia is no longer a powerful ally to protect Vietnam as it once was.
Faced with the military and economic threat and pressure from a China bordering it, a distant United States, and a Russia economically exhausted and mired in its own war, perhaps Vietnam has no choice but to appear intimate and loyal to China. The recent visit to Vietnam by Chinese President Xi Jinping with Vietnamese General Secretary Tô Lâm, with dozens of huge economic projects signed precisely at this time, served as a warning, a show of force, and a confirmation by both the Chinese and Vietnamese governments to the world. That is the main reason why the United States decided not to participate in the April 30th commemoration. But how can Vietnam accept China in a nation where most of the population hates China after the 1979 border war? For an authoritarian, party-ruled nation with the highest corruption in the world, it is not too difficult to buy off the government, impose policies, and silence opponents.
To celebrate the 50th anniversary of reunification and peace, why did Vietnam organize such a massive military parade and display of strength? While all developed countries are focusing on the economy, Vietnam still spends a huge national budget on the military and police? Where is the threat to Vietnam coming from? Why is Vietnam placing orders for the most modern aircraft, warships, and weapons from the Western world, the United States, at this time? Could it be that the sovereignty dispute in the South China Sea in particular, and the Vietnam-China border in general, remains a military threat from China that Vietnam must confront and prepare for?
Perhaps Vietnam also wants to demonstrate its military strength aimed at China to let them know that Vietnam will be ready to sacrifice and fight for reunification and independence if necessary. And to avoid embarrassing China, Vietnam also invited the Chinese military to participate in the parade along with Cambodia and Laos as a way to express the solidarity of the Communist Party. However, if China continues to expand its power in the South China Sea and pushes Vietnam into a dead end, then with its "bamboo diplomacy," Vietnam can still turn to cooperate with the United States or Russia to counter China.
That is "Bamboo diplomacy, between the anvil and the hammer."
(Picture Courtesy of BBC)
Comments
Post a Comment